Arab SaudiViệt Nam đối đầu Nhật Bản ở lượt hai bảng B U17 châu Á 2025. Trận đấu diễn ra trên sân Okadh ở Arab Saudi vào lúc 22h00 (giờ Hà Nội) hôm nay 7/4.
-
Cầu thủ khởi động
Tiền vệ Hoàng Trọng Duy Khang (giữa) là chủ nhân bàn gỡ 1-1 trước Australia. Ảnh: Đoàn Huynh
Thủ môn Hoa Xuân Tín khởi động. Ảnh: Đoàn Huynh
Tiền đạo đội trưởng Hiroto Asada (phải) là cái tên hàng thủ Việt Nam cần lưu tâm. Ảnh: Đoàn Huynh
-
Thành tích 5 trận gần nhất của U17 Nhật Bản
Nhật Bản 4-1 UAE (Vòng bảng U17 châu Á 2025, 4/4/2025)
Nhật Bản 3-0 Paraguay (Giao hữu, 21/2/2025)
Nhật Bản 3-2 Paraguay (Giao hữu, 19/2/2025)
Nhật Bản 1-0 Cerro Porteno FC (Giao hữu, 17/2/2025)
Nhật Bản 2-1 Croatia (Giao hữu, 18/11/2024).
-
Thành tích 5 trận gần nhất của U17 Việt Nam
Việt Nam 1-1 Australia (Vòng bảng U17 châu Á 2025, 4/4/2025)
Oman 0-1 Việt Nam (Giao hữu, 28/3/2025)
Oman 0-1 Việt Nam (Giao hữu, 25/3/2025)
Việt Nam 1-1 Yemen (Vòng loại U17 châu Á 2025, 27/10/2024)
Việt Nam 2-0 Myanmar (Vòng loại U17 châu Á 2025, 25/10/2024).
-
Đội hình xuất phát Nhật Bản
Đội hình xuất phát U17 Nhật Bản trước Việt Nam. Ảnh: AFC
Nhật Bản sử dụng đội hình 5-3-2. Hàng thủ có thủ môn Ibuki Ejike, trung vệ Shota Fujii, Kento Shinozaki và Rento Noguchi, cùng hai hậu vệ cánh Kaiji Chonan và Makoto Himeno. Bộ ba tiền vệ gồm Fumiyoshi Kabayama, Taito Kanda và Yuito Kamo. Cặp tiền đạo là Hiroto Asada và Minato Yoshida.
HLV Nozomi Hiroyama có ba sự thay đổi so với trận thắng UAE 4-1 ở lượt ra quân. Thủ môn Ibuki Ejike thay Hiroto Matsuura, hậu vệ Noguchi thay Asuto Fujita, Makoto Himeno thay Ryota Hariu.
-
Đội hình xuất phát Việt Nam
Đội hình xuất phát U17 Việt Nam trước Nhật Bản. Ảnh: VFF
HLV Cristiano Roland thay một vị trí so với trận hòa Australia 1-1 hôm 4/4. Tiền đạo Nguyễn Văn Bách thay cho Nguyễn Thiên Phú.
Việt Nam xuất phát với sơ đồ 4-4-2. Hàng thủ có thủ môn Hoa Xuân Tín, các hậu vệ Phạm Đức Duy, Lê Tấn Dũng, Nguyễn Hồng Quang, Lê Huy Việt Anh. Bốn tiền vệ gồm Đậu Hồng Phong, Nguyễn Văn Khánh, Chu Ngọc Nguyễn Lực, Hoàng Trọng Duy Khang. Cặp tiền đạo là Nguyễn Việt Long và Nguyễn Văn Bách.
-
Cầu thủ Việt Nam đến sân Okadh
HLV Cristiano Roland (giữa). Ảnh: Đoàn Huynh
Trung vệ đội trưởng Lê Huy Việt Anh. Ảnh: Đoàn Huynh
Tiền đạo Nguyễn Việt Long. Ảnh: Đoàn Huynh
Có 3 nội dung mới cập nhật
Trận ra quân hòa Australia 1-1 hôm 4/4 đã tiếp thêm nhiều tự tin cho thầy trò HLV Cristiano Roland. Nếu tiếp tục có điểm trước ứng cử viên vô địch Nhật Bản, đội sẽ thêm nhiều động lực để quyết thắng UAE tại lượt cuối.
Trong khi đó, Nhật Bản thị uy bằng trận thắng UAE 4-1, với tỷ lệ cầm bóng 70%. Đội tạo ra 27 pha dứt điểm với tám trúng đích. Đó là thử thách với thủ môn Hoa Xuân Tín cùng các đồng đội. Sau khi xem lại băng hình kỹ thuật, Xuân Tín đánh giá các bàn thắng của Nhật Bản đến từ tấn công biên. “Tôi trao đổi với các đồng đội về việc kèm người trong vòng cấm, đặc biệt là tiền đạo số 10 Minato Yoshida”, thủ môn 17 tuổi cho biết. “Tôi sẽ cố gắng kiểm soát thật tốt cấm địa, còn xa hơn phía trên phải cần đồng đội hỗ trợ”.
Ở trận đầu, Nhật Bản dùng sơ đồ 5-3-2, với vai trò quan trọng của cặp hậu vệ cánh Ryota Hariu và Kaiji Chonan để kéo giãn hàng thủ đối phương. Trong vòng cấm, cặp tiền đạo Hiroto Asada và Yoshida cũng ăn ý và chọn vị trí tốt, khiến hàng thủ UAE lúng túng trong theo kèm. Dù vậy, HLV Nozomi Hiroyama cho biết vẫn sẽ thay đổi một số điểm để tiếp tục thắng Việt Nam, rồi sớm giành vé vượt qua vòng bảng.
Nhật Bản luôn được xem là thử thách cực đại với Việt Nam ở mọi cấp độ sân 11 người. Trận thắng duy nhất là tại vòng bảng ASIAD 2018 nhờ bàn thắng duy nhất của Nguyễn Quang Hải. Khi ấy, Việt Nam có thế hệ vàng U23, cùng ba cầu thủ quá tuổi. Trong khi đó, Nhật Bản dùng đội U20. Gần hơn, Việt Nam từng hòa Nhật Bản 1-1 ở lượt cuối vòng loại ba World Cup 2022, khi kết cục hai đội đã an bài.
Nền bóng đá số một châu Á vẫn đang duy trì sự ổn định sau quãng thời gian dài đầu tư vào bóng đá trẻ. Thành công cũng đến ở mọi cấp độ và diễn ra trong thời gian dài. Với lứa U17, Nhật Bản luôn vượt qua vòng bảng châu Á trong tám kỳ kể từ năm 2016, với bốn lần vào chung kết và ba lần vô địch (2006, 2018, 2023). Sau đó, đội dự bảy trong tám kỳ World Cup và chỉ vắng mặt năm 2015.
Trong khi đó, Việt Nam mới hai lần vượt qua vòng bảng, trong đó đứng thứ 4 năm 2000 và vào tứ kết 2016.
Hiếu Lương